18/07/2019
Thân thương hai tiếng “Quảng Trị”
Văn hoá cội nguồn sẽ được tiếp nối bằng hiện tại. Một khởi đầu nên bắt nguồn từ sự tri ân và tưởng nhớ về quá khứ, để từ đó mỗi người chúng ta nhận ra trách nhiệm của từng cá nhân đối với bản thân, với gia đình và xã hội...

Trở về với mảnh đất Quảng Trị những ngày đầu tháng 7, lòng mỗi chúng ta đều hòa chung một nhịp cảm xúc đó là nhớ thương, là biết ơn đến những vị anh hùng đã ngã xuống, hy sinh cho Tổ quốc năm xưa.

Thành cổ Quảng Trị - một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Giờ đây cổ thành đã trở thành nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính đã ngã xuống vì quê hương, vì hòa bình thống nhất đất nước. Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ”.

Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người về thăm và thành kính dâng hương tri ân tại Thành cổ Quảng Trị.

Và ai đã từng một lần đến Quảng Trị chắc hẳn cũng không bao giờ quên nơi được ví như một mắt xích của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, địa điểm quan trọng nằm trên trục Đường 9 huyền thoại, nơi được quân đội Mỹ gọi tên Sân bay Tà Cơn. Nhìn bao quát toàn sân bay giống như một lòng chảo với bốn bề là núi non. Trước sức tiến công mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tà Cơn đã trở thành “chiếc ghế điện” đối với liên quân của địch, đúng như sau này những người nghiên cứu lịch sử từng nhận định, để rồi ngày 26-6-1968, quân Mỹ buộc phải mở đường máu rút khỏi nơi này.

Chi hội Tán trợ Chữ Thập Đỏ Tình Người thăm quan di tích Sân bay Tà Cơn.

Và khi nhắc đến Bình Trị Thiên sao có thể không kể đến một công trình được mệnh danh là lũy thép, là biểu tượng của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh - Địa đạo Vịnh Mốc. Trong chiến tranh, Vịnh Mốc là nơi tập kết quân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho bờ Nam và tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Vì thế nơi đây được coi là “tọa độ chết”, là mục tiêu máy bay địch rải bom, tàu chiến địch pháo kích từ ngoài biển. Thế nhưng, từ nơi tận cùng của sự hủy diệt ấy, bằng sức người và ý chí “một tấc không đi, một ly không dời”, người dân nơi đây đã làm nên những kỳ tích của thế kỷ XX.

Chi hội Tán trợ Chữ Thập Đỏ Tình Người thăm quan di tích Địa đạo Vịnh Mốc.

Từng con đường, từng tấc đất, từng chiếc lá nơi mảnh đất anh hùng Quảng Trị đều ghi dấu những mất mát, đau thương nhưng cũng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Để rồi khi chiến tranh qua đi, đất nước thống nhất, độc lập thì hậu quả để lại cho Quảng Trị vẫn là những mất mát quá lớn. Vì lẽ đó, mỗi người dân chúng ta, mỗi người con đất Việt, hôm nay luôn thấu hiểu, chia sẻ, biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh, của các liệt sĩ, thương binh cho khát vọng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc, đúng như lời Bác Hồ từng căn dặn: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

23/07/2019 Sắc đỏ Tình Người hòa cùng màu xanh áo lính tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang, Bắc Giang Ngày 27/7 hằng năm là dịp để mỗi người con đất Việt tri ân tới các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, những người đã hy sinh một phần xương máu trên chiến trường để bảo vệ sự bình yên của quê hương, đất nước. Nói về ý nghĩa của ngày 27/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn: "Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh.

Xem tiếp

23/07/2019 Các hội viên, tình nguyện viên Tình Người hát chúc mừng các thương bệnh binh. Ông Nguyễn Vinh Hiển - Trưởng ban truyền thông và Phát triển nguồn lực, đại diện Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người trao biển tượng trưng tặng quà tri ân 27/7 cho các thương bệnh binh & Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Xem tiếp

08/11/2019 Niềm hạnh phúc của đoàn đại diện Tình Người khi được về với bà con huyện Phù Cừ Đại diện Tình Người cùng lãnh đạo địa phương trao nhà cho vợ chồng ông Bùi Xuân Thực Phù Cừ là một trong những huyện nghèo của tỉnh Hưng Yên. Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.

Xem tiếp

02/08/2019 Chiều 2/8/2019, đoàn Câu lạc bộ Tình Người, do ông Mai Văn Quý, Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ Tình Người làm trưởng đoàn đã vào Bệnh viện E (Hà Nội) để thăm hỏi, xem xét hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho bệnh nhân Ma Khai Hoa, dân tộc Mông ở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, Hà Giang. Ông Mai Văn Quý  (hàng đầu, bên trái) và đoàn Câu lạc bộ Tình Người làm việc với đại diện Bệnh viện E thảo luận phương án hỗ trợ bệnh nhân Ma Khai Hoa  Mới 29 tuổi, nhưng Hoa đã có 3 con.

Xem tiếp