30/07/2017
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”
Cùng cả nước long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, chiều ngày 27/7/2017, Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người đã tổ chức Lễ tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ. Hoạt động có ý nghĩa này nhằm tri ân gia đình các hội viên, tình nguyện viên là con em gia đình thương binh, liệt sỹ, các học viên từng là chiến sĩ tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu khai mạc Lễ tri ân, ông Trần Ngọc Việt, Phó Chi hội trưởng Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người đã đọc lá thư của Bác Hồ viết năm 1946 và 1947 về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ để bảo vệ quê hương, độc lập tự do cho đất nước.
 
Lá thư được Bác Hồ gửi Ngày Thương binh toàn quốc - 17/7/47 có nội dung: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con thân thích, họ hàng ta bị đe dọa, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sĩ mà ngày nay một số thành ra thương binh. Thương binh là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm đau, què quặt…”.
 
Lá thư viết tiếp: “Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn và giúp đỡ những người con anh dũng ấy. Trong lúc chống nạn đói kém, đồng bào ta đã từng mỗi tuần nhịn ăn một bữa để giúp những đồng bào bị đói. Bây giờ, chống nạn ngoại xâm, tôi chắc đồng bào ta sẽ vui lòng vài ba tháng nhịn ăn một bữa để giúp đỡ các chiến sĩ bị thương. Ngày 27/7 là một dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh…”.
 
Trong hành trình 6 năm thực hiện công tác nhân đạo, ông Trần Ngọc Việt chia sẻ được đi qua các chiến trường như Điện Biên Phủ - ấn tượng nhất. Thời đó, toàn dân tập trung nhân lực, vật lực cho cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Ngay cả bàn thờ gia tiên cũng sẵn sàng xẻ ra để làm đường cho xe qua như trưởng hợp một người dân ở Thanh Hóa. Nhiều vùng chiến trường xưa mà ông Việt đã được đi và trải nghiệm, đều nhận thấy rất nhiều điều kỳ diệu từ tinh thần đoàn kết vì cộng đồng của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.
 
Tại buổi Lễ tri ân, đại diện Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người đã trao quà tri ân đến đại diện các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng.
 
Ông Mai Văn Quý, Trưởng ban Kiểm tra của Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người trao quà cho đại diện các gia đình thương binh, liệt sỹ.
 
Phần chia sẻ của một số cựu quân nhân từng trực tiếp cầm súng bảo vệ Tổ quốc, và nay hữu duyên là học viên của Chi hội, gây xúc động sâu sắc cho những người tham dự Lễ tri ân. Bác Đoàn Duy Tùng lớn lên ở Nghĩa Hưng, Nam Định và là học viên lớp NĐ23 chia sẻ: “Trong lúc học ở Chi hội tôi đã rơi nước mắt, bởi thời này mà còn có nơi làm những điều lớn lao vì cộng đồng như Chi hội Tán trợ chữ thập đỏ Tình Người…”.
 
Là thương binh 1/4, bị nhiễm 85% chất độc da cam, từng chiến đấu tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, có mặt 70/81 ngày trong chiến dịch của Thành cổ Quảng Trị, ông Tùng kể, "tuy thời gian đã qua 45 năm nhưng mọi thứ vẫn hiện hữu ngay trước mắt. Sau khi học và nghiệm lại năm 2010, tôi vào thăm chiến trường xưa và có hứa với đồng đội: 'lần này tao vào chưa chuẩn bị cái gì, lần sau vào sẽ mang toàn hoa trắng'. Năm 2012, tôi vào mang hoa trắng, dù mất 3 ngày đi từ Nam Định qua nghĩa trang Trường Sơn và Quảng Trị nhưng hoa vẫn tươi. Và đêm hôm đó chỉ duy nhất tôi được thả hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn…"
 
Câu chuyện của bác Lê Đức Hải, sinh năm 1948, lính đặc công Tiểu đoàn 405, Sư đoàn 205, nhập ngũ 1972 và tham gia chiến trường Bình Định cũng gây xúc động mạnh cho những ai tham dự Lễ tri ân hôm đó. Bác Hải kể, là thương binh hạng 3/4, dù bị thương mất sức khỏe 68% nhưng không nhận vì lúc đó nếu nhận là thương binh nặng thì không được chiến đấu tiếp mà phải ra quân, nên chỉ nhận bị thương tật 48%. Trận chiến ở kho xăng, kho đạn, mỗi người mang 3 quả mìn (mỗi quả mìn nặng 15 kg)…
 
Ông Nguyễn Vinh Hiển, Trưởng ban Truyền thông và Phát triển nguồn lực, Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người trao tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng.
 
Lễ tri ân diễn ra xúc động, là dịp để các thế hệ trẻ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương vì Tổ quốc, để đất nước có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay. Chợt câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”, ùa về như nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay cần sống và cống hiến cho Tổ quốc, cho cộng động ra sao để xứng đáng tiếp nối sự hy sinh của các thế hệ cha anh!

23/07/2019 Sắc đỏ Tình Người hòa cùng màu xanh áo lính tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang, Bắc Giang Ngày 27/7 hằng năm là dịp để mỗi người con đất Việt tri ân tới các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, những người đã hy sinh một phần xương máu trên chiến trường để bảo vệ sự bình yên của quê hương, đất nước. Nói về ý nghĩa của ngày 27/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn: "Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh.

Xem tiếp

23/07/2019 Các hội viên, tình nguyện viên Tình Người hát chúc mừng các thương bệnh binh. Ông Nguyễn Vinh Hiển - Trưởng ban truyền thông và Phát triển nguồn lực, đại diện Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình Người trao biển tượng trưng tặng quà tri ân 27/7 cho các thương bệnh binh & Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Xem tiếp

08/11/2019 Niềm hạnh phúc của đoàn đại diện Tình Người khi được về với bà con huyện Phù Cừ Đại diện Tình Người cùng lãnh đạo địa phương trao nhà cho vợ chồng ông Bùi Xuân Thực Phù Cừ là một trong những huyện nghèo của tỉnh Hưng Yên. Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.

Xem tiếp

02/08/2019 Chiều 2/8/2019, đoàn Câu lạc bộ Tình Người, do ông Mai Văn Quý, Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ Tình Người làm trưởng đoàn đã vào Bệnh viện E (Hà Nội) để thăm hỏi, xem xét hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho bệnh nhân Ma Khai Hoa, dân tộc Mông ở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, Hà Giang. Ông Mai Văn Quý  (hàng đầu, bên trái) và đoàn Câu lạc bộ Tình Người làm việc với đại diện Bệnh viện E thảo luận phương án hỗ trợ bệnh nhân Ma Khai Hoa  Mới 29 tuổi, nhưng Hoa đã có 3 con.

Xem tiếp